Lựa chọn cây công trình chuẩn

Cây công trình hiện đang được rất nhiều người quan tâm. Người ta thường dựa vào giá trị sử dụng và hình dáng thực vật để phân loại chúng. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách phân loại cây xanh công trình dựa vào các yếu tố trên.

Phân loại cây công trình theo giá trị sử dụng

Dựa vào giá trị sử dụng mà mỗi loại cây mang lại, người ta thường chia thành các nhóm cây công trình dưới đây:

Cây bóng mát

Cây bóng mát là những cây thân gỗ lớn, tán lá rộng và nhiều và thường hay rụng lá. Cây có chiều dài trùng bình tầm 5 đến 50m và có thời gian sống lâu đời. Có nhiều cây có thời gian sống lên đến hàng nghìn năm. Những cây này thường được trồng ở đường phố, khu chung cư, công sở hay các trường học. Trong nhóm cây bóng mát thì người ta lại chia thành nhiều nhóm cây nhỏ như cây bóng mát thường, cây bóng mát có hoa, cây bóng mát ăn quả…
+ Cây bóng mát thường: Đa số chúng thuộc cây thân gỗ lớn và thuộc loài lá kim hoặc tán lá rộng. Cây ra nhiều lá và vào mùa thu thì lá thường rụng và trơ cành. Chúng được trồng đơn hoặc trồng theo khóm và được phối hợp tinh tế những những công trình kiến trúc. Mang đến sự sang trọng, không gian thoáng mát.
+ Cây bóng mát có hoa: Những cây này thuộc cây thân gỗ, cho bóng mát và ra hoa rất đẹp. Cây thường được trồng với mục đích làm điểm cảnh, tăng thêm vẻ đẹp cho các công trình đặc biệt là khu chung cư. Một số cây điển hình như cây lim xẹt, cây phượng, cây vàng anh…
+ Cây bóng mát ăn quả: Chúng ta thường bắt gặp một số loại cây phổ biến như cây hồng xiêm, nhãn, vải, cây xoài… Chúng không chỉ cho bóng mát mà còn có khả năng tạo quả và tồn tại trong thời gian dài và đẹp.

Cây công trình
Cây Công trình

Cây trang trí

Đây là những cây thân gỗ nhỏ và thường mọc riêng lẻ, mọc bụi, leo giàn hoặc những cây thân thảo. Chúng được ưa chuộng để làm cây trang trí những tầng thấp, trồng trong chậu hoặc trưng bày trong phòng khách… Những loại cây thường gặp như:
+ Cây tre, trúc cảnh: Đây là cây có một thân chính, nhiều nhánh thường mọc thành bụi. Cây có chiều cao tầm 1 đến 2m. Loài cây này có thân đẹp, ngọn cây uốn cong, mềm mại trước gió. Người ta thường trồng tại các biệt thự, nhà hàng… nhằm tôn lên nét đẹp văn hoá dân tộc, đồng thời cũng mang đến sự sang trọng cho không gian trưng bày.
+ Cây dừa: Cây có độ cao vừa phải tầm 5 đến 15m. Thân cây thẳng, tán lá thoáng mềm phù hợp với những công trình kiến trúc mang nét cổ kính.
+ Cây cảnh: bao gồm những cây thân gỗ nhỏ và thường mọc thành bụi có hoa. Những bông hoa nhỏ, nhiều màu sắc được người ta trồng trong khóm hoặc trong chậu.
+ Cây hoa: Đây thường là những cây thân gỗ có độ cao tầm 1m, thường có thời gian sinh trường tầm 2 đến 3 năm. Chúng được trồng nhiều trong các bồn hoa, vườn hoa …

Phân loại cây công trình theo hình dạng tán cây

Những cây sinh trưởng và phát triển tự nhiên sẽ có hình dạng tán cây nhất định như tán hình tròn, hình tháp, cây phân tầng. cũng có nhiều loại cây phát triển với hình dạng tự do,
Ngoài ra hình dáng cây cũng thay đổi tùy thuộc vào điều kiện ánh sáng, cây tán đều hoặc lệch phụ thuộc vào ánh sáng phân phối đều hay không.
Dựa vào những kiểu tán khác nhau người ta sẽ kết hợp chúng với công trình, kiến trúc khác nhau sao cho phù hợp và hấp dẫn nhất.

Phân loại cây công trình theo lá cây

Đối với cây công trình dựa vào lá cây người ta thường phân ra cây lá kim, cây lá rộng, cây lá xanh quanh năm hay những cây dụng lứa.
Dựa vào màu sắc của lá cây người ta chia thành cây có lá màu xanh nhạt, màu xanh sẫm, cây biến đổi lá theo thời gian, theo mùa.

Phân loại cây công trình dựa vào sắc hoa

Dựa vào từng công trình kiến trúc khác nhau, người ta lựa chọn cây công trình sao cho phù hợp nhất dựa vào màu sắc của hoa. Nhiều loại cây có hoa sặc sỡ như hoa màu đỏ, vàng, trắng, tím…Đây được xem là một trong những đặc điểm đáng được chú ý trong việc phối cảnh cây công trình.

Phân loại cây công trình theo vị trí và chức năng của màng xanh

  • Dựa vào tiêu chuẩn phân loại, người ta thường chia thành 3 nhóm chính khác nhau;
    + Nhóm 1: Cây công trình sử dụng tại nơi công cộng như công viên, vườn cây cảnh, …
    + Nhóm 2: Cây công trình được sử dụng với chức năng đô thị như khu nhà ở, khu công nghiệp, kho tàng, các trường học, trạm ý tế…
    + Nhóm 3: Cây công trình phục vụ cho chuyên môn như cây trồng trong rừng phòng hộ, vườn ươm, cây xanh dùng trong nghiên cứu thực vật hình
Cây công trình phục vụ chuyên môn
Cây công trình phục vụ chuyên môn

Bài viết trên đây chúng tôi đã tổng hợp các cách phân loại cây công trình sao cho phù hợp nhất với từng mục đích sử dụng cũng như chức năng của cây. Hy vọng dựa vào từng công trình, kiến trúc khác nhau các bạn có thể lựa chọn cho mình những cây ưng ý và đem đến sự sang trọng nhất cho không gian của bạn.